Da mặt là vùng da nhạy cảm của cơ thể. Không ít chị em gặp phải tình trạng da mặt bị nóng rát hoặc mẩn đỏ khi đắp mặt nạ. Để hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề này hãy cùng nhà Nhật Việt Cosmetics đi tìm câu trả lời nhé.
Tại sao đắp mặt nạ bị rát?
Có nhiều nguyên nhân khiến đắp mặt nạ bị rát, từ chất lượng sản phẩm, tình trạng da của bạn và quy trình chăm sóc da,..
Mặt nạ kém chất lượng hoặc hết hạn
Một số sản phẩm mặt nạ chứa thành phần không được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Đây có thể là yếu tố gây kích ứng hoặc rát da.Ngoài ra, mặt nạ có thể hết hạn sử dụng hoặc bạn vô tình mở sản phẩm trong một thời gian dài sau đó mới sử dụng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Để tránh tình trạng bị ngứa rát, bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc và hạn sử dụng rõ ràng trước khi áp dụng lên da.
Phản ứng dị ứng
Bạn có thể bị dị ứng với một số thành phần của mặt nạ, gây ngứa rát mà bạn không biết. Hơn nữa hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mặt nạ chứa hương liệu, paraben,…Những chất này đều có khả năng làm da bị kích ứng, đặc biệt là cho da nhạy cảm.
Bạn nên đọc thông tin sản phẩm trước khi sử dụng như: không chứa hương liệu, không chứa chất tạo màu và paraben. Việc sử dụng hóa chất mạnh, chất bảo quản có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho da.
Da chưa được làm sạch trước đó
Trước khi đắp mặt nạ việc vệ sinh da mặt, loại bỏ các chất bẩn tồn đọng trên da sau một ngày rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo thực hiện đủ các bước sau:
Bước 1: Tẩy trang
Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt
Bước 3: Thoa toner
Bước 4: Dùng serum (nếu có)
Bước 5: Đắp mặt nạ
Bạn có thể rửa mặt lại với nước thường sau khi đắp mặt nạ
Sản phẩm không phù hợp với loại da
Mỗi loại da có những loại sản phẩm phù hợp và tần suất sử dụng khác nhau như:
- Da dầu nhờn nên sử dụng mặt nạ có chứa than hoặc có tính kiềm dầu
- Trong khi da khó nên sử dụng mặt nạ có chứa axit hyaluronic và glycerin giúp bổ sung thêm độ ẩm cho da
- Da có dấu hiệu nếp nhăn, da ngăm muốn dưỡng trắng nên ưu tiên mặt nạ có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E. Tuy nhiên da mụn và nhạy cảm lại dễ bị ngứa ngáy khi sử dụng mặt nạ chứa vitamin C
- Đối với da mụn và có vết thâm nên chọn mặt nạ dưỡng ẩm chứa axit salicylic nồng độ thấp.
Nếu bạn thuộc da dầu nhưng sử dụng sản phẩm chứa nhiều dưỡng chất sẽ khiến da bị bít tắc, gây mụn. Lưu ý khi bạn tự làm mặt nạ ở nhà, bạn nên tránh các sản phẩm có tính axit như chanh hoặc giấm táo. Vì những sản phẩm này có độ pH thấp sẽ dễ khiến cho da mặt bạn dễ bị ngứa rát.
Đắp mặt nạ quá lâu
Khi để mặt nạ trên da quá lâu, một số thành phần trong mặt nạ dưỡng da có thể gây bỏng rát và ngứa.
Nếu bạn đắp mặt nạ bị rát cần xem lại đó có phải là mặt nạ gel hay không và thời gian sử dụng đã phù hợp hay chưa. Vì gel khi để lâu sẽ bị khô đi tạo thành lớp màng bám chặt vào da, lúc bạn lột rất dễ kéo luôn cả lớp lông tơ ra ngoài, gây ra ngứa rát, thậm chí là viêm nang lông.
Cách xử lý khi đắp mặt nạ bị rát
- Tháo bỏ mặt nạ
- Rửa mặt sạch với nước
- Không trang điểm ngay sau đó
- Tránh để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da bị mẩn đỏ
- Uống nước và bổ sung các chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống lành mạnh để da được phục hồi khỏe mạnh trở lại.
Có thể thấy nhiều nguyên nhân gây kích ứng da sau khi đắp mặt nạ. Bởi đó mà chị em hãy là những người chăm sóc da thông minh nhé. Chúc các nàng có được làn da khỏe đẹp, ưng ý.
Nguồn: hellobacsi